Những dấu hiệu nhận biết nấm da đầu và cách điều trị

by Beauty Tips

Những dấu hiệu nhận biết nấm da đầu và cách điều trị

Nếu một ngày bạn cảm thấy da đầu xuất hiện những mảng gàu, kèm theo đó là những đốm đỏ và cảm giác ngứa rát thì có thể bạn đã bị nấm da đầu. Vậy nấm da đầu là bệnh lý gì? Nguyên nhân nào khiến da đầu bạn bị nấm? Cách chữa trị như thế nào? Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, chúng ta hãy cùng đọc qua bài viết bên dưới nhé!

 

Bệnh lý nấm da đầu là gì? Triệu chứng?

Nấm da đầu là một căn bệnh nhiễm trùng da dầu do các loại nấm mốc có tên Trichophyton và Microsporum gây ra. Hai loại nấm này thường cư trú và phát triển ở những vùng da đầu ẩm ướt. Bệnh thường xuất hiện với những dấu hiệu như da đầu các bạn sẽ xuất hiện những mảng màu trắng và đóng vảy trên da đầu. Những mảng  gàu này sẽ gây ngứa và khi bạn gãi hoặc gỡ sẽ gây ra viêm da đầu và nặng hơn nữa là loét da đầu. Ngoài ra khi bị nấm da đầu thì tóc bạn cũng sẽ bị rụng rất nhiều về lâu dài có thể dẫn đến sẹo và hói da đầu.

Nguyên nhân gây ra nấm da đầu

Không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ:

Việc không vệ sinh da đầu sạch sẽ thì tình trạng mồ hôi kết hợp với bụi bẩn và các tế bào chết tạo nên một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Đồng thời trong quá tình gội đầu không đúng cách, chà xát quá mạnh sẽ làm cho da đầu trầy xước và khi đó các vi khuẩn, nấm mốc sẽ có cơ hội xâm nhập và tấn công vào sâu bên trong gây ra tình trạng nấm da đầu.

 

Để tóc ẩm ướt sau khi gội đầu

Nhiều người thường có thói quen sau khi gội đầu xong, đầu vẫn còn ướt và lên giường ngủ. Hoặc đầu vẫn còn ướt nhưng lại đội nón bảo hiểm. Trong khi đó nấm mốc rất ưa thích những môi trường ẩm ướt và chính những điều này đã tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Ngoài ra thói quen để đầu ướt, không chịu sấy khô sẽ làm cho những sợi tóc của chúng ta dễ bị yếu đi và gây ra rụng tóc.

 

Sử dụng chung đồ cá nhân với người bị nấm da đầu

Nấm da đầu là một căn bệnh dễ dàng lây qua đường da. Vì thế khi chúng ta sử dụng những đồ vật cá nhân chung với người bị nấm da đầu như nón bảo hiểm, lược, chăn gối thì cũng rất dễ bị nhiễm nấm.

 

Lây vi khuẩn từ động vật

Thú cưng, vật nuôi trong gia đình thường rất dễ bị các loại nấm xâm nhập nếu chúng không được tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ. Vì vậy khi tiếp xúc trực tiếp với chúng thì bạn cũng có thể bị nhiễm nấm.

Cách điều trị nấm da đầu

Chữa nấm da đầu bằng bồ kết

Từ xưa đến nay bồ kết luôn được xem là một loại dược liệu rất tốt và hiệu quả trong việc chăm sóc da đầu. Trong quả bồ kết chứa một chất gọi là Saponin có tác dụng làm sạch da đầu. Do đó những người bị nhiễm nấm da đầu ở mức độ nhẹ có thể sử dụng loại quả này để gội đầu.

Chữa nấm da đầu bằng vỏ bưởi

Trong vỏ bưởi có chứa vitamin A và vitamin C đây là hai chất sử dụng rất tốt trong việc tái tạo lại những vùng da bị tổn thương do nấm mốc gây ra. Ngoài ra vỏ bưởi còn giúp nuôi dưỡng và cấp ẩm cho da đầu

Sử dụng chanh

Trong chanh có chứa rất nhiều axit có thể diệt được những vi khuẩn, nấm mốc ngoài ra chanh còn chứa rất nhiều vitamin C rất có lợi trong việc giảm viêm, kích thích collagen chữa lành vết thương.

Sử dụng thuốc trị nấm dạng bôi

Với một số trường hợp mắc bệnh nấm da đầu nhẹ, không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình sinh hoạt thì có thể sử dụng những loại thuốc bôi có chứa những hoạt chất gây ức chế sự phát triển của nấm như ketoconazole, clotrimazol, miconazol…

Lời kết

Nấm da đầu không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên nó có thể gây ra những khó khăn, cản trở trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra nó còn tạo cho chúng ta một cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, mất tự tin. Tuy nhiên để chữa trị được căn bệnh nấm da đầu ta cần phải kiên trì, không được đụng chạm hoặc gãi da đầu, vì nếu làm như vậy sẽ càng khiến cho bệnh nấm da đầu ngày càng lan rộng và tình trạng viêm da đầu sẽ tệ hơn. Để phòng ngừa căn bệnh này bạn cần phải giữ gìn vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ và có một chế độ sinh hoạt lành mạnh. Cách chữa trị bệnh nấm da đầu không quá phức tạp, tuy nhiên chúng ta cần phải phát hiện thật sớm và điều trị đúng cách để hạn chế việc lây lan bệnh.