Viêm nang lông là gì và phải khắc phục như thế nào?
Viêm nang lông là gì và phải khắc phục như thế nào?
Viêm nang lông là một tình trạng da phổ biến thường gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm. Kết quả là gây ra các nốt mụn nổi lên bề mặt da, có thể gây ngứa và đau nhưng có thể điều trị được bằng thuốc bôi. Có nhiều loại viêm nang lông, sự khác biệt giữa các loại bệnh lý này được xác định bởi nguyên nhân do nhiễm trùng hoặc viêm da.
Vệ sinh da cơ bản có thể giúp giảm nguy cơ phát triển viêm nang lông, nhưng nếu tình trạng này xuất hiện, bạn nên biết cách nhận biết và cách ứng phó tốt nhất.
Viêm nang lông là gì?
Viêm nang lông là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều nang lông. Nang lông là những khoang nhỏ bao quanh chân lông.
Viêm nang lông có thể xảy ra trên da của bạn ở bất cứ nơi nào có lông mọc, kể cả da đầu. Nó có nhiều khả năng xảy ra trên đùi, mông, cổ và vùng da dưới cánh tay của bạn - những nơi thường xảy ra ma sát. Biểu hiện của viêm nang lông là thường xuất hiện như những vết sưng nhỏ trên da.
Viêm nang lông có thể trông giống như mụn trứng cá hoặc phát ban và có thể chỉ xảy ra ở một nang lông hoặc nhiều nang lông. Nó có thể là cấp tính (xảy ra trong thời gian ngắn) hoặc mãn tính (liên tục).
Viêm nang lông tương đối phổ biến. Những người bị béo phì có nhiều khả năng bị bệnh này hơn.
Viêm nang lông điều trị như thế nào?
Viêm nang lông thường nhẹ và tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu bạn bị kích ứng da kèm theo sốt, phát ban lan rộng hoặc vùng da xuất hiện mủ và có mùi hôi, hãy tìm sự trợ giúp của các bác sĩ da liễu.
Để điều trị viêm nang lông cấp tính nặng, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn. Ví dụ, họ có thể đề nghị:
-
Uống hoặc bôi thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm để điều trị nguyên nhân gây nhiễm trùng của bạn.
-
Sử dụng thuốc NSAID hoặc thuốc kháng histamine để giảm đau hoặc ngứa.
Viêm nang lông mãn tính có thể khó điều trị hơn. Thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác có thể không hiệu quả đối với các trường hợp viêm nang lông mãn tính. Nếu các phương pháp điều trị khác không thành công, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tẩy lông bằng laser.
Trong thời gian điều trị, bạn không nên tẩy lông bằng cách nhổ, wax lông hoặc cạo lông. Để lông phát triển có thể giúp các nang lông của bạn lành lại. Đối với bệnh viêm nang lông mãn tính, bác sĩ có thể khuyên bạn nên nuôi lông trong tối đa 3 tháng.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm nang lông?
Viêm nang lông thường do Staphylococcus (tụ cầu) hoặc các loại nấm gây ra. Mặc dù bạn có thể bị lây nhiễm vi khuẩn Staph khi tiếp xúc cơ thể với người mắc bệnh, nhưng viêm nang lông do nấm thì không phải hoàn toàn bị lây nhiễm qua đường tiếp xúc cơ thể.
Bạn cũng có thể mắc bệnh viêm nang lông do Staph khi tiếp xúc với các vật dụng, chẳng hạn như dao cạo râu, khăn tắm hoặc quần áo của người bị viêm nang lông do vi khuẩn gây ra.
Bạn có thể nhiễm vi khuẩn hoặc nấm tại các hồ bơi hoặc spa không được vệ sinh tốt.
Các triệu chứng của bệnh viêm nang lông là gì?
Viêm nang lông gây ra các mụn nhỏ hoặc đóng vảy trên da của bạn. Một số vết sưng có thể là mụn mủ - những vùng nổi lên có chứa mủ - và có thể giống như mụn nhọt. Chúng có thể có màu đỏ, trắng hoặc vàng. Chúng có thể kèm theo:
-
Đau nhức
-
Ngứa
-
Sưng tấy
Viêm nang lông có biểu hiện như thế nào?
Viêm nang lông có thể xuất hiện thoạt nhìn giống như mụn trứng cá. Tình trạng bệnh có các vùng nhỏ nổi lên, có màu đỏ hoặc trắng. Các vết sưng chứa mủ có thể đóng vảy, trở nên đau và ngứa. Trong một số trường hợp, viêm nang lông xuất hiện dưới dạng một vết sưng lớn, đơn lẻ.
Các nguy cơ gây nên bệnh viêm nang lông là gì?
Bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm nang lông, nhưng các nguy cơ phổ biến gây ra bệnh lý này bao gồm:
-
Mặc quần áo chật khiến mồ hôi đọng lại
-
Khi chạm vào, cọ xát hoặc gãi da thường xuyên
-
Ngâm mình trong bồn nước nóng
-
Hệ thống miễn dịch suy yếu làm tăng khả năng bị nhiễm trùng
Các loại bệnh lý viêm nang lông hiện có?
Viêm nang lông có thể hình thành do một số loại nấm hoặc vi khuẩn. Những loại viêm nang lông phổ biến bao gồm:
Viêm nang lông pseudomonas
Như tên gọi của nó, viêm nang lông pseudomonas hình thành sau khi dành quá nhiều thời gian trong bồn tắm nước nóng hoặc bể bơi có chứa vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Phòng ngừa (CDC)
Sử dụng bể bơi và cầu trượt nước thường xuyên cũng có thể làm nhiễm trùng. Phát ban thường xuất hiện dưới dạng mụn đỏ rải rác khắp cơ thể. Các vùng da được bao phủ bởi đồ bơi như mông dễ bị phát ban nhất, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến vùng da tiếp xúc trực tiếp với nước bị ô nhiễm. Các triệu chứng khác bao gồm ngứa và rát.
Viêm nang lông dạng này tự khỏi. Các phương pháp điều trị tại nhà có thể có hiệu quả như bôi kem sulfadiazine bạc hai lần một ngày hoặc giấm trắng bôi lên vết phát ban trong 20 phút từ 2 đến 4 lần mỗi ngày. Trong trường hợp nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc kháng sinh dạng uống.
Viêm nang lông Pityrosporum
Viêm nang lông hình thành khi nấm men Pityrosporum di chuyển vào nang lông và lây lan. Phát ban trông giống như mụn trứng cá nổi lên trên bề mặt da. Pityrosporum thường sống trên da và không gây phát ban hoặc tình trạng da khác. Tình trạng viêm nang lông có thể xuát hiện và trở nên nặng hơn khi bạn:
-
Mặc quần áo chật thường xuyên
-
Da dầu/ vùng da bị ẩm, không khô thoáng trong thời gian dài
-
Sử dụng các sản phẩm tạo độ nhờn trên da, chẳng hạn như một số loại kem chống nắng
-
Căng thẳng
-
Mắc bệnh tiểu đường
Viêm nang lông do vi khuẩn
Viêm nang lông do vi khuẩn là dạng phổ biến nhất của tình trạng này. Nó thường phát triển khi vi khuẩn Staphylococcus aureus xâm nhập vào da và lây nhiễm các nang lông. Các trường hợp nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh tại chỗ, trong khi các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể cần dùng kháng sinh đường uống.
Làm thế nào để chẩn đoán viêm nang lông?
Để chẩn đoán viêm nang lông, bác sĩ sẽ khám các vùng da bị viêm hoặc kích ứng. Họ cũng sẽ hỏi:
-
Bạn đã bị nổi mụn/ mẩn đỏ trong bao lâu.
-
Các triệu chứng nào khác
-
Tiền sử viêm nang lông trước đó
Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm nang lông chỉ dựa vào các biểu hiện. Để xác định nguyên nhân, họ có thể loại bỏ hoặc lấy một mẫu nhỏ của một trong những vết sưng tấy để thử nghiệm.
Sẽ ra sao nếu bạn bị viêm nang lông?
Hầu hết các trường hợp viêm nang lông đều tự khỏi mà không cần điều trị. Nó hiếm khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn. Trong một số ít trường hợp, nó có thể gây ra:
-
Nhọt hình thành dưới da
-
Sẹo vĩnh viễn hoặc các mảng sẫm màu phát triển trên da
-
Làm tổn thương nang lông của bạn, dẫn đến rụng lông vĩnh viễn
Nếu bạn đã từng bị viêm nang lông trước đây, bạn nhiều khả năng sẽ bị lại một lần nữa trong tương lai.
Bạn có thể ngăn ngừa bệnh viêm nang lông?
Để giúp ngăn ngừa viêm nang lông:
-
Chỉ cạo lông theo hướng lông mọc hoặc dùng dao cạo điện.
-
Tránh mặc quần áo bó sát, đặc biệt là các loại vải thô như denim.
-
Sử dụng kem dưỡng da không gây bít lỗ chân lông để giữ ẩm cho da.
-
Tránh dùng chung các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chẳng hạn như dao cạo và khăn tắm.
-
Tắm sau khi đổ mồ hôi nhiều.
Để giúp ngăn ngừa các biến chứng và giảm mức độ nghiêm trọng của viêm nang lông khi bạn mắc phải:
-
Tránh ma sát do cạo hoặc chà xát vùng bị nhiễm trùng.
-
Chườm ấm để làm dịu kích ứng và giảm đau.
-
Giặt khăn tắm và khăn mặt mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Hãy hỏi bác sĩ của bạn để biết thêm các mẹo ngăn ngừa viêm nang lông. Nếu bạn gặp phải tình trạng này thường xuyên, họ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ da liễu để giúp bạn tìm hiểu cách tránh và kiểm soát tình trạng bệnh.
Một phương pháp tẩy lông mà không gây ra bệnh lý viêm nang lông
Ngoài các phương pháp, cạo, nhổ lông thông thường; triệt lông bằng ánh sáng là một phương pháp khá hữu hiệu cho những người muốn dọn dẹp vùng lông gây mất thẩm mỹ của mình. Triệt lông là phương pháp khá phổ biến hiện nay mà nhiều người áp dụng. Và máy triệt lông tmrbae NAKED IPL là một sản phẩm đang rất được nhiều người yêu thích. Máy sử dụng công nghệ triệt lông tiên tiến nhất hiện nay là Intense Pulsed Light - viết tắt là IPL. Đây là công nghệ sử dụng ánh sáng xung có bước sóng 470 - 1100nm, ánh sáng này khi gặp sắc tố melanin của lông sẽ chuyển thành nhiệt lương đốt cháy gốc lông, phá hủy mầm sống của lông và ngăn cho lông không mọc lại. Triệt lông bằng phương pháp này sẽ hoàn toàn không gây tổn thương cho làn da, giúp hạn chế kích ứng ở da và giảm thiểu nguy cơ gây ra bệnh lý viêm nang lông. Do đó bạn có thể sử dụng máy để “dọn dẹp” lông tại các vùng da nhạy cảm mà không lo sẽ ảnh hưởng đến da.